Diễn biến cuộc xâm lược Nhật Bản xâm lược Thái Lan

Quân đội Nhật đã xâm chiếm Thái Lan từ Đông Dương và với việc đổ bộ phía nam Bangkok và tại các điểm khác nhau dọc theo bán đảo Kra vì Thái Lan đã không trả lời tối hậu thư. Vấn đề đối với chính phủ Thái Lan hiện tại là họ không thể liên lạc được với Thủ tướng Songkhram.

Mục tiêu Tập đoàn quân 15

Tỉnh Phra Tabong

Tuần dương hạng nhẹ Kashii vào năm 1941

Vào lúc bình minh Sư đoàn 33 dưới sự chỉ huy của Trung tướng Sakurai ShōzōSư đoàn 55 dưới sự chỉ huy của Trung tướng Takeuchi Hiroshi của Tập đoàn quân 15 và dẫn đầu bởi Sư đoàn Vệ binh Hoàng gia vượt qua biên giới từ Đông Dương tiến vào tỉnh Phra Tabong vừa mới đòi lại gần đây của Thái Lan ở huyện Tambon Savay Donkeo, Athuek Thewadej (Russei) của Battambang. Quân Nhật chẳng gặp phải sự kháng cự nào và từ Sisophon quay ngoắt về phía tây bắc tiến vào Aranyaprathet (sau vẫn còn là một huyện của tỉnh Prachinburi) dọc theo tuyến đường sắt gần hoàn thành nối giữa Aranyaprathet và Monkhol Bourei. (ngày khánh thành thực tế dùng cho vận tải là 11 tháng 4 năm 1942)[22][23]

Chumphon

Tiểu đoàn bộ binh 1 Trung đoàn bộ binh 143 (một phần của Sư đoàn 55) của quân Nhật đổ bộ tại Chumphon vào sáng ngày 8 tháng 12 từ hai phân đội tàu. Họ tìm cách để tạo thành một vành đai xung quanh khu vực đổ bộ của mình, nhưng đã bị ghìm chặt bởi sự kháng cự quyết liệt của Binh đoàn Thanh niên Thái (đơn vị huấn luyện Binh đoàn Thanh niên 52, Trường Sriyaphai) cùng với Tiểu đoàn bộ binh 38 và Cảnh sát tỉnh Chumpon. Chiến sự kết thúc vào buổi chiều khi người Thái nhận được lệnh ngừng bắn. Tổn thất nhân mạng của quân đội Thái gồm viên Đại úy Thawin Niyomsen (đơn vị huấn luyện Binh đoàn Thanh niên 52, - truy thăng lên cấp bậc Trung tá), một vài cảnh sát tỉnh và một số thường dân.[24]

Nakhon Si Thammarat

Nakhon Si Thammarat là vị trí trụ sở Bộ chỉ huy Sư đoàn Tập đoàn quân 6 và Tiểu đoàn bộ binh 39 của quân đội Thái. Ba tàu chở quân phía Nhật gồm Zenyo, Miike và Toho Maru đổ quân tại Nakorn Sri Thammarat, S Siam, dưới sự yểm trợ của Shimushu, thả neo một vài km ngoài khơi bờ biển trong đêm ngày 7 tháng 12.[25] Những tàu này chở 1.510 binh sĩ và 50 xe tải của Tiểu đoàn bộ binh 3 thuộc Trung đoàn Bộ binh 143, Trung đoàn không quân 18 cùng với một đơn vị tín hiệu không quân của quân đội, tiểu đoàn phòng không 32 và đại đội công binh 6. Ngay sau nửa đêm, họ bắt đầu đổ quân tại kênh Tha Phae (còn gọi là Kênh Pak Phoon) - phía bắc Trại Vajiravudh.

Cuộc đổ bộ được thực hiện tiếp giáp với doanh trại chính của quân đội Thái Lan là Trại Vajiravudh. Người Thái nhận được tin báo trước đó về cuộc xâm lược của quân đội Nhật tại Songkhla, đã có hành động ngay lập tức. Chiến sự kéo dài cho đến giữa trưa thì quân đội Thái nhận được lệnh ngừng bắn của Thủ tướng.[26]

Prachuap Khiri Khan

Bài chi tiết: Trận Prachuab Khirikhan

Prachuap Khiri Khan là quê nhà của Phi đội 5 Không quân Hoàng gia Thái Lan, dưới sự chỉ huy của Trung tá M. L. Pravat Chumsai. Tiểu đoàn bộ binh 2 Trung đoàn bộ binh 143 quân đội Nhật dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Utsunomiya Kisoyoshi đã đổ bộ lúc 03:00 từ một tàu chở quân và chiếm đóng thành phố ngay sau khi đập tan sự kháng cự của cảnh sát nơi đây.

Những cuộc đổ bộ xa hơn nữa đã diễn ra gần sân bay ở phía nam. Quân đội Nhật tiến hành vây hãm sân bay, nhưng các phi công Thái Lan cùng với Cảnh sát tỉnh Prachuap Khirikhan đã cố giữ vững vị trí cho đến buổi trưa ngày hôm sau thì nhận được lệnh ngừng bắn từ chính phủ Thái Lan. Người Nhật tổn thất 115 người thiệt mạng theo ước tính từ phía Nhật và 217 người chết cùng hơn 300 người bị thương theo ước tính từ phía Thái Lan. Người Thái cũng chịu thiệt hại khi có 37 người chết và 27 người bị thương.[27]

Samut Prakan

Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia quân đội Nhật đã đổ bộ tại Samut Prakan trong những giờ đầu ngày 8 tháng 12 với nhiệm vụ được giao là đánh chiếm Bangkok. Lực lượng này ngay khi đổ bộ đã phải đương đầu với một phân đội cảnh sát Thái Lan. Mặc dù có một cuộc đối đầu căng thẳng, chiến sự đã không xảy ra và người Nhật sau đó đã đồng ý không tiến vào thủ đô Thái Lan cho đến khi cuộc đàm phán chính thức được ký kết.[22]

Bangkok

Quân đội Nhật đã oanh tạc thủ đô Bangkok với một quả bom rơi trúng sở bưu chính nhưng không phát nổ. Trong khi cảnh sát vây bắt cư dân người Nhật thì nội các Thái Lan đã tiến hành thảo luận các lựa chọn trong giờ phút hiểm nguy.[28] Một số ủng hộ tiếp tục cuộc kháng chiến bao gồm cả việc thành lập một chính phủ lưu vong, nhưng khi Phibun cuối cùng trở về làm họ dao động và người Thái đành nhượng bộ trước yêu cầu của Nhật Bản.

Don Muang

Không quân Nhật đã tấn công vào căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Don Muang dưới sự phòng thủ của Không quân Thái. Khiến người Thái tổn thất sáu máy bay chiến đấu khi phải chống lại số lượng máy bay vượt trội từ phía Nhật.

Surat Thani

Một đại đội bộ binh Nhật Bản thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh 143 đã đổ bộ từ một chiếc tàu chở quân tại ngôi làng ven biển ở Ban Don trong những giờ đầu của ngày 8 tháng 12. Họ tiến quân vào Surat Thani và vấp phải sự chống cự từ Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan và tình nguyện viên dân sự. Cuộc chiến đấu rời rạc đã diễn ra trong bối cảnh trời đổ mưa dông và chỉ kết thúc vào buổi chiều khi người Thái chịu sức ép nặng nề đã nhận được lệnh buông vũ khí xuống. Quân Thái tổn thất 17-18 người thiệt mạng nhưng số người bị thương không được biết chính xác.[29] Người Nhật sau đó di chuyển vào Bangkok chiếm đóng khu phố Tàu (Sampeng) và chuyển Phòng Xây dựng Thương mại thành trụ sở chỉ huy.[30]

Mục tiêu Tập đoàn quân 25

Pattani

Do sự gần gũi của nó tới biên giới Mã Lai, Pattani là mục tiêu quan trọng thứ hai của Tập đoàn quân 25 của Nhật. Tám tàu ​​khu trục Hải quân Đế quốc Nhật bao gồm ShirakumoShinonome cung cấp hỗ trợ cho 5 tàu vận chuyển quân.

Cuộc đổ bộ của Trung đoàn bộ binh 42 Sư đoàn 5 Lục quân Đế quốc Nhật dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Asaeda Shigeharu được thực hiện dù biển động và trên cơ sở vùng đổ bộ không phù hợp.[31] Quân đội Nhật khi vừa mới chân ướt chân ráo đã vấp phải sự chống trả đầy hiệu quả từ Tiểu đoàn bộ binh 42 quân đội Thái, cảnh sát tỉnh Pattani và các đơn vị Binh đoàn Thanh niên Thái Lan (Đơn vị huấn luyện Binh đoàn Thanh niên 66 đến từ trường Benjama Rachoothit) cho đến khi tiểu đoàn được lệnh ngừng bắn vào buổi trưa. Tiểu đoàn trưởng Thái Lan Khun Inkhayutboriharn tử trận với đồng đội 23 người khác, 5 viên cảnh sát tỉnh và 4 thành viên Binh đoàn Thanh niên và 9 thường dân thiệt mạng.[32]

Thiếu tá Asaeda Shigeharu hồi còn là một thành viên của Đơn vị 82 Tập đoàn quân Đài Loan đã tham gia vào việc thu thập tin tức tình báo ở Miến Điện, Thái Lan và Mã Lai trước khi chiến tranh bùng nổ và chọn Pattani như là một địa điểm đổ bộ phù hợp.[33] Tuy vậy ở ngoài bãi biển lại là một đáy biển chứa đầy bùn đã gây không ít khó khăn đáng kể cho quân xâm lược.

Songkhla (còn gọi là Singora)

Thành phố cảng Songkhla là một trong những mục tiêu chính của Tập đoàn quân 25 của Yamashita. Trong những giờ phút ban đầu của ngày 8 tháng 12, ba trung đoàn của Sư đoàn 5 do Đại tá Tsuji chỉ huy dưới quyền Trung tướng Takuro Matsui đổ bộ tại đây từ 10 tàu vận chuyển quân. Cuộc đổ bộ được sự hỗ trợ từ các tàu tuần dương Asagiri, Amagiri, SagiriYūgiri của Hải quân Đế quốc Nhật.

Các đơn vị đồn trú Thái Lan tại Khao Khor Hong (tiểu đoàn bộ binh 41 và tiểu đoàn pháo binh 13) ngay lập tức chiếm đóng các vị trí bên cạnh những con đường dẫn xuống Mã Lai, nhưng đã bị gạt qua một bên vào những vị trí tiến quân chính mà người Nhật có thể phớt lờ. Một cuộc đụng độ liên tiếp xảy ra tại Hat Yai. Người Thái tổn thất 15 người chết (8 thuộc tiểu đoàn bộ binh 41 và 7 thuộc tiểu đoàn bộ binh 5) và 30-55 người bị thương. Chiến sự chấm dứt vào buổi trưa khi lực lượng Thái Lan tại đây nhận được một hiệp ước đình chiến đã soạn xong.[34]

Mã Lai

Trong khi những cuộc đổ bộ đã diễn ra tại Thái Lan, binh lính từ Tập đoàn quân 25 của người Nhật còn đổ bộ tận phía nam tại Kota Bharu ở Mã Lai. Sau khi chiếm được Thái Lan, trung đoàn 143 của Tập đoàn quân 15 đã di chuyển về phía bắc để thế chỗ đội Vệ binh Hoàng gia. Đội Vệ binh Hoàng gia tiến về phía nam để gia nhập Tập đoàn quân 25 và tham gia vào cuộc xâm lược Mã Lai và Singapore. Tập đoàn quân 15 bắt đầu chuyển sang tấn công Miến Điện.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhật Bản xâm lược Thái Lan http://www.combinedfleet.com/HainanRS_t.htm http://www.combinedfleet.com/Kamikawa%20Maru_t.htm http://www.combinedfleet.com/Zenyo_t.htm http://www.cpamedia.com/history/thailand_in_shan_s... http://factsanddetails.com/Asian.php?itemid=2534&c... http://inpattayanow.com/2012/11/12/outside-pattaya... http://niehorster.orbat.com/014_japan/41-12-08_ops... http://niehorster.orbat.com/082_thailand/41-12-08/... http://portal.rotfaithai.com/modules.php?name=Foru... http://iseehistory.socita.com/index.php?lay=show&a...